Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh trĩ ngoại chính xác nhất

February 21, 2019

Có đến 50 - 80% dân số thế giới bị triệu chứng của bệnh trĩ trong một thời điểm trong cuộc sống. Đây là một con số rất lớn, đồng nghĩa với việc có khả năng bạn sẽ mắc trĩ nếu không may bạn có những thói quen hoặc những bệnh lý nguy cơ dẫn đến trĩ. Tìm hiểu tổng quan về bệnh trĩ ngoại qua các triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa sẽ giúp bạn tránh xa nó.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ NGOẠI LÀ GÌ?

      Bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết bằng mắt thường vì bệnh biểu hiện bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết hoặc không phát hiện ra mình đang bị trĩ ngoại, đến khi bệnh trở nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thì mới tá hỏa đi khám, lúc này việc điều trị trở nên phức tạp hơn.

BỆNH TRĨ NGOẠI LÀ GÌ?

      Bệnh trĩ ngoại là một trong 3 dạng của bệnh trĩ( Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Khi thấy hiện tượng căng và sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp vùng hậu môn, hiện tượng này được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm hay do tụ máu.

      Bệnh trĩ ngoại cụ thể được hình thành khi các xoang tĩnh mạch ở dưới đường lược( phía ngoài, bờ của hậu môn) có hiện tượng phồng to, thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.

hình ảnh bệnh trĩ ngoại

      Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cảm giác khó chịu, không thoải mái, vướng víu, ngứa ngáy…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, quá trình tiêu hóa và tinh thần của người bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ NGOẠI LÀ GÌ?

      Bệnh trĩ ngoại hình thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Bệnh trĩ là một trạng thái sinh lý bình thường, chỉ khi nào xuất hiện các rối loạn mà không tự điều chỉnh được, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thì người bệnh mới đi khám bệnh. Chúng xuất hiện không rõ ràng và không khẳng định được thời gian bắt đầu bệnh trĩ.

      Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng và chắc chắn của bệnh trĩ. Tuy nhiên, những nhân tố sau đây được coi là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

➤ Táo bón lâu ngày: Việc bị táo bón làm cho quá trình đại tiện phải gắng rất nhiều sức do phải rặn để đẩy phân ra bên ngoài. Sự gắng sức này làm căng giãn các tĩnh mạch hậu môn gấp 10 lần bình thường, từ đó hình thành nên bệnh trĩ ngoại. Khi các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

➤ Tiêu chảy kéo dài: trường hợp phải đại tiện nhiều lần một ngày, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều lần làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên. Tương tự như táo bón lâu ngày, khi xuất hiện áp lực, các đám rối  tĩnh mạch sẽ bị giãn quá mức và tạo ra các đám rối trĩ, búi trĩ.

➤ Tăng áp lực ổ bụng: Ngoài việc táo bón và tiêu chảy lâu ngày gây áp lực lên ổ bụng, thì còn có những người bị viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản,....những người thường xuyên ho nhiều. hay những người lao động nặng nhọc như khuân vác,... làm tăng áp lực trong ổ bụng,...sẽ dễ xuất hiện bệnh trĩ.

nguyên nhân bệnh trĩ ngoại

➤ Chế độ sinh hoạt: Những người phải đứng lâu, ngồi một chỗ lâu, ngồi đại tiện lâu, nhịn đại tiện, làm việc nặng quá nhiều….cũng có nguy cơ gây ra trĩ ngoại. Hoặc những người béo phì, đái đường, Goutte cũng có nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người khác.

➤ Có khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: Những người mắc các bệnh như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, hay những phụ nữ mang thai nhiều tháng,.... Khi chúng to lên có thể chèn ép và cản trở các đường về tĩnh mạch hồi lưu, làm các đám trĩ căng phồng lên, tạo ra bệnh trĩ.

CÁC GIAI ĐOẠN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ NGOẠI NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bệnh trĩ nội có 4 cấp độ thì trĩ ngoại có 2 cấp độ như sau:

➤ Cấp độ nhẹ: Người bị trĩ ngoại nhẹ sẽ có cảm giác bị cộm, vướng ở hậu môn. Có thể cảm thấy đau rát khi các búi trĩ bị sưng to lên, xoắn lại. Chúng gây ra bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh.

➤ Cấp độ nặng: Lúc này, khi những búi trĩ ngoại lớn lên, nằm ngay lỗ hậu môn và xung quanh gây nhiều bất tiện và khó chịu cho bệnh nhân trong sinh hoạt. Và đặc biệt là khi đi đại tiện. Đối với cấp độ này, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

      Khi mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh thường gặp những triệu chứng bất thường và khác lạ. Rất dễ để cảm nhận và quan sát được. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và nam giới là tương tự nhau.

Những triệu chứng gây ra cảm giác như cộm, đau rát, khó chịu và một số biểu hiện khác cụ thể như sau:

✦ Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất có cả ở trĩ nội. Máu xuất hiện thường có màu đỏ tươi, có thể xuất hiện khi đi đại tiện. Tuy nhiên không phải tất cả các ca mắc trĩ đều ra máu khi đi ngoài.

✦ Thường có cảm giác nặng hoặc tức ở hậu môn, mót rặn.

✦ Đau rát ở hậu môn: Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều trong khi và sau khi đi vệ sinh. Hoặc có thể sẽ đau âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.

✦ Khi đi ngoài thấy các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, khó đi ngoài.

      Lời khuyên: Việc chủ quan không điều trị hoặc không điều trị dứt điểm bệnh trĩ ngoại có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như: viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, thậm chí là ung thư trực tràng… Vì thế, khi có những triệu chứng đã kể trên, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ NGOẠI AN TOÀN NHANH KHỎI

      Các trường hợp mắc trĩ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Nếu gặp các tình trạng nặng như trĩ có biến chứng, sa nghẹt, trĩ huyết khối, trĩ sa vòng, … trĩ hỗn hợp thì sẽ được nhập viện để điều trị. Cụ thể về chẩn đoán và điều trị như sau:

CHẨN ĐOÁN BỆNH TRĨ NGOẠI NHƯ THẾ NÀO?

      Thông thường, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán theo các dấu hiệu của bệnh. Đánh giá tình trạng của búi trĩ ở cấp độ nào, từ đó sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể. Quan sát bằng mắt và các xét nghiệm tiền phẫu như sau:

➤ Nội soi trực tràng

➤ Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm tự động.

➤ Xét nghiệm PT, TQ, aPTT

➤ Xét nghiệm Nhóm máu ABO, RhD,..

➤ Xét nghiệm GOT, GPT, Glucose máu, Creatinin

➤ Xét nghiệm điện giải đồ

➤ Xét nghiệm HBsAg

➤ Xét nghiệm ECG

➤ Chụp X-quang tim phổi thẳng

chẩn đoán bệnh trĩ ngoại

      Sau khi quan sát và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như trên, dựa vào kết quả chẩn đoán. Bệnh nhân sẽ được điều trị. Việc chẩn đoán trĩ không quá khó khăn và phức tạp, bởi đã có đủ thiết bị y tế thực hiện các xét nghiệm, các triệu chứng bệnh cũng rất điển hình và dễ quan sát.

Xem thêm:

https://phongkhamcantho.vn/tong-quan-ve-benh-tri-ngoai.htm

https://phongkhamcantho.vn/tong-quan-ve-benh-tri.html

https://phongkhamcantho.vn/nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-chua-tri-noi-nhe-tai-nha.html

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BỆNH TRĨ
Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí điều trị bằng cách phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA CẦN THƠ
Địa chỉ: 133A Trần Hưng Đạo - P. An Phú - Q. Ninh Kiều - TP. Cần Thơ
Website:
https://phongkhamcantho.vn/
Hotline: 0292 3736 333